LỊCH SỬ THÀNH LẬP TRƯỜNG
Trường Đại học Tài chính - Quàn trị kinh doanh được thành lập theo Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 18/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Tài chính - Quàn trị kinh doanh trực thuộc Bộ Tài chính. Tiền thân của Trường là các cơ sở đào tạo của Bộ Tài chính và Ủy ban Vật giá Nhà nước.
Quá trình xây dựng và phát triển của Nhà trường luôn gắn chặt với sự phát triển của đất nước cũng như của ngành Tài chính và có thể chia thành bốn giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn 1 (1965 - 1975)
- Sự ra đời các cơ sở đào tạo:
+ Tháng 01 năm 1965: Bộ Tài chính thành lập Trường Trung học Tài chính kế toán I, trụ sở dựa vào cơ sở vật chất của Trường Sư phạm Thị xã Hải Dương. Sau đó Trường sơ tán về huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hải Dương). Năm 1971, Trường chuyển về huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Hưng. Năm 1977, Trường chuyển về huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Ninh Bình). Năm 1982, Trường chuyển về huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng (nay thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).
+ Tháng 6 năm 1965, Bộ Tài chính thành lập Trường Trung học Tài chính kế toán III (trụ sở đóng tại huyện Phú Lương, tỉnh Bắc Thái nay thuộc tỉnh Thái Nguyên).
+ Tháng 7 năm 1965: Bộ Tài chính thành lập Trường trung học Tài chính - Kế toán II (trụ sở đóng tại huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Giang).
+ Tháng 10 năm 1967: Uỷ ban Vật giá Nhà nước thành lập Trường Bồi dưỡng Cán bộ vật giá (Trụ sở đóng tại Xuân Đỉnh-Từ Liêm-Hà Nội).
- Mục tiêu đào tạo: Các trường Tài chính kế toán đào tạo cán bộ có trình độ trung học về tài chính kế toán. Trường bồi dưỡng cán bộ Vật giá bồi dưỡng cán bộ đang công tác tại các cơ quan định giá và quản lý giá ở Trung ương và địa phương.
- Kết quả đào tạo: Các trường đã đào tạo được hơn 3.000 cán bộ nghiệp vụ về tài chính, kế toán và hơn 600 cán bộ về nghiệp vụ định giá và quản lý giá.
2.Giai đoạn 2 (1975-2005)
Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, nhiệm vụ quản lý kinh tế của nhà nước chuyển sang giai đoạn mới trên phạm vi cả nước, đòi hỏi cán bộ tài chính, kế toán, vật giá có phẩm chất đạo đức tốt, không ngừng nâng cao về số lượng và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong thời kỳ xây dựng đất nước tiến lên CNXH
- Sắp xếp hệ thống tổ chức đào tạo:
+ Năm 1977, Bộ Tài chính quyết đinh giải thể Trường Trung học Tài chính kế toán III Bắc Thái, chuyển phần lớn giáo viên, cán bộ, công nhân viên về tăng cường cho các Trường Trung học Tài chính kế toán I và Trường Trung học Tài chính kế toán II. Năm 1986, Bộ Tài chính quyết định giải thể Trường Trung học Tài chính kế toán II, sát nhập vào Trường Trung học Tài chính kế toán I. Như vậy, Trường Trung học Tài chính - Kế toán I là sự hợp nhất từ ba trường Trung học Tài chính - Kế toán của Bộ Tài chính.
+ Năm 1977, để đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng cán bộ vật giá, Ủy ban Vật giá Nhà nước thành lập Trường Vật giá trung ương trên cơ sở Trường Bồi dưỡng cán bộ Vật giá, đồng thời chuyển trụ sở từ huyện Từ Liêm (nay là Quận Bắc Từ Liêm), TP. Hà Nội về huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng (nay là huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Năm 1991, trường đổi tên thành Trường Nghiệp vụ kinh tế, thị trường, giá cả. Năm 1994, trường đổi tên thành Trường Trung học Quản trị kinh doanh.
+ Năm 1996, Trường Trung học Quản trị kinh doanh đã được Thủ tướng chính phủ nâng cấp đào tạo từ bậc trung học lên bậc cao đẳng và chuyển sang hoạt động thí điểm theo mô hình bán công với tên gọi “Trường Cao đẳng Bán công Quản trị kinh doanh".
+ Năm 2003, Trường Trung học Tài chính-Kế toán I được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định nâng cấp thành Trường Cao đẳng Tài chính-Kế toán I.
3. Giai đoạn 3 (2005-2012)
Năm 2005, thực hiện chủ trương sắp xếp lại hệ thống các trường trực thuộc Bộ Tài chính với mục tiêu xây dựng các cơ sở đào tạo của Bộ mạnh lên cả về quy mô và chất lượng theo cơ cấu vùng miền và xu thế hội nhập quốc tế. Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tổ chức lại Trường Cao đẳng Tài chính -Kế toán I và Trường Cao đẳng Bán công Quàn trị kinh doanh thành Trường Cao đẳng Tài chính - Quàn trị kinh doanh (trụ sở tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).
4. Giai đoạn 4 (2012 đến nay)
Tiếp tục thực hiện chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Tài chính trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng với mục tiêu nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo, ngày 18/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1320/QĐ-TTg nâng cấp Trường Cao đẳng Tài chính - Quàn trị kinh doanh thành Trường Đại học Tài chính - Quàn trị kinh doanh.
Từ khi được nâng cấp thành trường đại học, Nhà trường đã đạt được những kết quà đáng ghi nhận:
- Toàn trường tiếp tục duy trì khối đoàn kết, thống nhất trong nhận thức và hành động; tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.
- Đa dạng các ngành đào tạo ở trình độ đại học và mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, đến nay Nhà trường đang đào tào 07 ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tài chính-Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Kinh doanh quốc tế, Hệ thống thông tin quàn lý) và 01 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ là ngành Tài chính - Ngân hàng.
- Trong 5 năm qua, kết quả tuyển sinh luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Quy mô đào tạo ổn định từ 3.500 đến 4.000 sinh viên, học viên; chất lượng đào tạo được nâng cao; công tác NCKH phát triển khá toàn diện. Đội ngũ cán bộ, giàng viên tham gia nhiều đề tài cấp Bộ, tỉnh; chủ biên giáo trình, viết bài cho các tạp chí có uy tín trong nước và quốc tế. Nhà trường đã tổ chức thành công nhiều Hội thảo khoa học quốc gia, Hội thảo khoa học quốc tế, được các nhà khoa học, cán bộ, giàng viên từ các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu đánh giá cao. Tạp chí Tài chính - Quàn trị kinh doanh ngày càng nâng cao về chất lượng, nằm trong danh mục Tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng giáo sư nhà nước năm 2023.
- Công tác khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục được chú trọng. Năm 2022, Nhà trường đã được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội cấp Giấy Chứng nhận Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục. Nhà trường đã triển khai công tác tự đánh giá 06 CTĐT, hoàn thành báo cáo đánh giá giữa chu kỳ cơ sở giáo dục theo quy định. Đây là một thành công đáng tự hào của tập thể cán bộ, giàng viên của Nhà trường trong suốt những năm qua, là điều kiện quan trọng để Nhà trường từng bước thực hiện tự chủ đại học.
- Đội ngũ cán bộ, giàng viên chuẩn về cơ cấu, yêu ngành, yêu nghề và ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trong số 250 cán bộ, viên chức và người lao động có 23 PGS.TS, 186 Thạc sĩ.
- Nhà trường luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và hệ thống ký túc xá. Môi trường cảnh quan sư phạm ngày càng văn minh, hiện đại. An ninh, trật tự được giữ vững. Chính sách, chế độ đối với cán bộ, giàng viên được thực hiện tốt, thực hiện đúng chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024, đảm bảo nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động.
- Bên cạnh những nhiệm vụ chính trị, Nhà trường còn tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Trong giai đoạn đại dịch Covid-19, Nhà trường đâ dành toàn bộ cơ sở 2 làm khu cách ly tập trung cho gần 1.000 người trên địa bàn huyện Văn Lâm, được UBND tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Lâm và nhân dân địa phương đánh giá cao. Đàng bộ Nhà trường 11 năm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (2013-2016), được BTV Tỉnh uỷ Hưng Yên tặng Cờ thi đua. Công đoàn trường, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trường tích cực tham gia các phong trào, hoạt động văn thể, hoạt động thiện nguyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và các tỉnh phía Bắc.
- Về hợp tác quốc tế: Trong những năm qua, Nhà trường đã tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế với một số trường đại học, học viện như Trường Đại học Rome Tor Vergata (Italia), Trường Đại học Piraeus (Hy Lạp), Viện đào tạo cao cấp về chính sách công cộng (Bỉ). Nhà trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào theo chỉ đạo của Bộ Tài chính từ năm 2009 đến nay.
- Với những thành tích đã đạt được, với sự phấn đấu liên tục, không ngừng trong 60 năm qua của các thếe hệ cán bộ, giảng viên, Nhà trường đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Hưng Yên tặng nhiều phần thưởng cao quý:
+ 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất (Năm 2020).
+ 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì.
+ 1 Huân chương Độc lập hạng Ba.
+ 01 Huân chương Lao động hạng Nhất.
+ 02 Huân chương Lao động hạng Nhì.
+ 01 Huân chương Lao động hạng Ba.
+ 07 Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.
+ Nhiều Cờ thi đua của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Hưng Yên.
+ Cờ thi đua của BTV Tỉnh uỷ Hưng Yên.
+ 01 Huân chương Lao động của nước Cộng hoà DCND Lào và nhiều Bằng khen của Chính phủ, Bộ Tài chính Lào.
Bên cạnh đó, Nhà trường còn nhận được nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành và địa phương.
- Kết quả đào tạo: Nhà trường đã đào tạo được gần 80.000 cán bộ tài chính, kế toán, vật giá, quản trị kinh doanh, đóng góp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành Tài chính và đất nước.
Với những kết quả đã đạt được trong 60 năm qua của các thế hệ cán bộ, giảng viên cùng với sự thành đạt của các Cựu sinh viên, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh đã và đang khẳng định vị trí của mình trong hệ thống các trường đại học của cả nước, xứng đáng là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Tài chính và xã hội.