Tổ chức đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ “Đánh giá mức độ công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình ngân sách Nhà nước”
14/10/2023

      Ngày 14/10/2023, tại Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính - Bộ Tài chính,  Hội đồng Tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KH&CN “Đánh giá mức độ công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình ngân sách Nhà nước” do Trường Đại học Tài Chính - Quản trị kinh doanh chủ trì thực hiện nhiệm vụ năm 2023.

      Nhiệm vụ KH&CN “Đánh giá mức độ công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình ngân sách Nhà nước” do TS. Nguyễn Thị Bích Điệp - Phó Hiệu trưởng Nhà trường - Chủ nhiệm; TS. Nguyễn Thị Liên - Trưởng Bộ môn Ngân hàng, Khoa Tài chính - Ngân hàng - Thư ký khoa học; các thành viên tham gia: PGS. TS Đỗ Đức Minh - Giảng viên cao cấp; TS. Trương Thị Đức Giang - Phó trưởng PT Khoa Tài chính - Ngân hàng; giảng viên: Ths Lê Thị Thu Hà, ThS. Bùi Thị Thanh Huyền, ThS Hoàng Thị Duyên, ThS. Đỗ Thị Quỳnh Anh; và một số thành viên thuộc Viện nghiên cứu và cơ quan ngành Tài chính.

    Tham gia Hội đồng Tư vấn đánh giá, nghiệm thu theo Quyết định 2015/QĐ-BTC ngày 22/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, gồm có: TS. Nguyễn Như Quỳnh - Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính - Chủ tịch Hội đồng; TS. Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng, Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính - Phó Chủ tịch Hội đồng; ThS. Trương Bá Tuấn - Phó Vụ trưởng, Vụ chính sách Thuế, Bộ Tài chính - Phản biện 1; TS. Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng, Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung Ương - Phản biện 2; TS. Nguyễn Trọng Nghĩa - Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính - QTKD - Ủy viên; PGS.TS Nguyễn Ngọc Toàn - Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Ủy viên; ThS. Lê Thị Mai Liên - Trưởng ban, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính - Ủy viên, kiêm Thư ký khoa học.

Media/2_TH1064/FolderFunc/202310/Images/fa9f674391b146ef1fa0-20231027031540-e.jpg
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ

       Tại phiên họp, thay mặt nhóm nghiên cứu, TS. Nguyễn Thị Bích Điệp đã báo cáo Hội đồng về quá trình tổ chức thực hiện, các sản phẩm khoa học và kết quả nghiên cứu. Sau khi nghe nhóm nghiên cứu báo cáo; trên cơ sở xem xét, nghiên cứu toàn bộ hồ sơ đánh giá và các tài liệu, văn bản liên quan, Hội đồng đã căn cứ các bản nhận xét đánh giá của các phản biện và ủy viên; các ý kiến của các thành viên Hội đồng; trao đổi thảo luận, nhận định về các kết quả của nhiệm vụ theo từng nội dung theo quy định; Hội đồng thống nhất đánh giá, Đề tài đạt được những thành công chính như sau:

       Một là, Đề tài đã hệ thống hóa, phân tích, luận giải rõ hơn những vấn đề lý luận về công khai, minh bạch và TNGT NSNN, bao gồm các nội dung như: khái niệm, vai trò, nội dung công khai, minh bạch và TNGT NSNN; các phương pháp và tiêu chí đánh giá mức độ công khai, minh bạch và TNGT NSNN; các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công khai, minh bạch và TNGT NSNN. Các vấn đề lý luận được trình bày mạch lạc, luận giải sâu sắc, bảo đảm là cơ sở để phân tích, đánh giá thực tiễn.

      Hai là, Đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc thực hiện công khai, minh bạch và TNGT NSNN và rút ra các bài học phù hợp có thể áp dụng cho Việt Nam.

     Ba là, Đề tài đã tiến hành đánh giá mức độ công khai, minh bạch và TNGT NSNN của các tỉnh, thành ở Việt Nam trong giai đoạn 2017 - 2022. Việc đánh giá mức độ công khai, minh bạch NSNN được thực hiện trên các khía cạnh cụ thể như: (i) tính sẵn có của tài liệu NSNN, (ii) tính kịp thời trong công bố tài liệu NSNN, (iii) tính đầy đủ trong công bố tài liệu NSNN, (iv) tính dễ hiểu và thuận tiện trong tiếp cận tài liệu NSNN, (v) tính chính xác của tài liệu NSNN. Việc đánh giá TNGT NSNN được thực hiện trên các khía cạnh: (i) mức độ tham gia của người dân vào các quá trình NSNN, (ii) sự tham gia của các cơ quan giám sát vào quá trình ngân sách, (iii) mức độ giải trình của các cơ quan quản lý NSNN. Nội dung phân tích được dựa trên những thông tin, số liệu thứ cấp phong phú, đáng tin cậy và các thông tin sơ cấp mà nhóm nghiên cứu thu thập, tổng hợp.

       Bốn là, đề tài đã đề xuất 07 nhóm giải pháp và 03 kiến nghị nhằm tăng cường công khai, minh bạch và TNGT NSNN ở Việt Nam trong thời gian. Các giải pháp, kiến nghị được đề cập trong đề tài là luận cứ khoa học, thực tiễn mà các cấp, các ngành có thể tham khảo trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật và tổ chức thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình NSNN, góp phần vào nâng cao năng lực quản lý tài chính - ngân sách quốc gia.

      Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài cũng như quá trình thực hiện công phu và nghiêm túc của nhóm nghiên cứu. Kết quả nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài được Hội đồng nghiệm thu thống nhất xếp loại Giỏi./.

 

 

Tin liên quan